Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

"CANH GÀ THỌ XƯƠNG" ???


MÓN  "CANH  GÀ  THỌ  XƯƠNG" ???
“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.




Bốn câu thơ mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.Vậy mà ....:

Kiểm tra vở Văn, phụ huynh sốc khi thấy con viết "tiếng chuông Trấn Vũ" là nét đẹp tôn trọng thờ kính tổ tiên, còn "canh gà Thọ Xương" là món canh gà ở hồ Tây. Cô không sửa sai sót này mà vẫn cho điểm 8. Một phụ huynh có con học lớp 7A10 THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món "canh gà Thọ Xương". Anh hoảng hốt hỏi "ai nói với con có món này?", thì được trả lời là "cô giáo dạy Văn".

(VnExpress 10.10).             
Tôi nhớ một chuyện nhỏ, viết lại để bạn đọc cùng thưởng thức: Thời thuộc Pháp có một thầy giáo xứ Huế làm luận án tiến sĩ về ca dao, tục ngữ Việt nam, khi dịch bài ca dao này sang tiếng Pháp ông nhờ viên quan Thống sứ người Pháp (rất giỏi Tiếng việt) xem và sửa hộ. Nhận được bản dịch, để ăn chắc ông lại nhờ người thử dịch lại sang tiếng Việt. Gặp một ông có "máu" Thơ, bản dịch ngược được dịch như sau:

Roi tre vun vút tung ra (cành trúc= roi tre).
Lạc đà cùng với lũ la chạy dài (la đà).
Vợ trời (Thiên mụ) giáng một hồi chuông (tiếng chuông Thiên mụ)
Gọi về ăn bát canh xương gà tần (canh gà thọ xương).

Rồi lại nhớ cách đây mấy chục năm có câu chuyện về câu thơ này. Có người nước ngoài học tiếng Việt đã dịch bài thơ ra tiếng nước ngoài, sau đó một người nước ngoài khác lại dịch sang tiếng Việt. Từ Trấn Vũ được hiểu là ngăn mưa, từ Thọ Xương được hiểu là hóc xương, còn Canh Gà thì khỏi nói. Cuối cùng câu thơ được diễn tả như sau:

 "Ngăn mưa bằng một tiếng chuông,
Canh gà húp vội hóc xương mấy lần"

Cảnh đẹp Hồ tây là như vậy đấy. Rồi bài thơ này lại cũng có chuyện vui vui liên quan tới dịch sang tiếng nước ngoài sau đó lại được dịch về tiếng Việt như sau:

"Một trận cuồng phong
Thổi bay tà vẹt
Vợ Trời đánh một hồi chuông
Cháo gà húp vội hóc xương mấy lần".


     Làm thầy thuốc mà sai lầm thì giết chết một mạng người,
     Làm thầy địa lý mà sai lầm thì giết chết một dòng họ,
    Làm thầy dạy học mà sai lầm thì giết chết cả một thế hệ!

Vậy, người thầy giáo không được phép sai lầm. Khi sơ suất để phạm sai lầm thì phải biết ăn năn, hối cải, phải biết sửa mình.


Trẻ chỉ biết hưởng thụ có phải lỗi của phụ huynh?

Giờ thì Tím không còn biết ...khóc.......hay là....cười......!!!

Mà ....bây giờ lại nghe thèm món "CANH GÀ THỌ XƯƠNG" ....Có ai theo Tím đi ăn không nào!...

      P/S: Đi một vòng tìm "CANH GÀ THỌ XƯƠNG" ....thì....
Tím có đọc các thông tin phản hồi bài viết trên mạng, như thế thì cái lỗi cô mắc ở đây có lẽ là do "nghiệp vụ" kinh nghiệm cùa cô có lẽ còn ít, vì mới 3 năm trong nghề. Thì ra cô là một cô giáo rất trẻ ! Tím mong rằng với nhiệt huyết CÔ GIÁO còn đầy ắp trong tim, cô sớm nguôi ngoai mà quay trở lại với đàn em thân yêu của mình. Nó sẽ là một kinh nghiệm VỀ CHẤM TRẢ BÀI mà khi học SP không ai dạy cho mình cả ! Cũng tại bây giờ, thông tin mạng quá nhanh, chứ như NGÀY XƯA ....thì có đâu mà nhiều người ...BIẾT CHUYỆN để mà ....mổ sẻ nhiều như thế, để mà bình, mà comt ....không chỉ bản thân cô, người thầy dạy mình, rồi ....cả cái nơi đào tạo ra mình nữa chứ ! Đúng là ...SAI MỘT LI - ĐI MỘT DẶM ! Nhưng mà .... VÀNG THẬT KHÔNG SỢ LỬA ! Mong rằng cô sớm khỏe và BÌNH TÂM trờ lại cùng các học sinh thân yêu của mình !
...................................


Thấy gì qua bát canh gà Thọ Xương

Ngôi sao – 02:25 ICT Thứ sáu, ngày 19 tháng mười năm 2012

Vậy là đã một tuần sau khi một học sinh nào đó dâng tặng cô giáo bát 'Canh gà Thọ Xương' - đặc sản Hà Nội.
                                                                     Giáo già.
Những gì có thể đã ngấm vào cơ thể mỗi chúng ta, và phần còn lại cũng đã... bài tiết ra ngoài. Đã đến lúc bình tâm lại, chúng ta thử ngẫm nghĩ để thấy gì qua bát "canh gà" ấy?
1.Cái sai của cô giáo: Cái đó quá rõ rồi, người ta tranh luận, thanh minh... sai do kiến thức hay do nghiệp vụ sư phạm? Tôi khẳng định cô giáo sai cả hai và còn sai cả thái độ với nghề nghiệp nữa.
Không thể có chuyện giáo viên không dạy mà có tới 10/28 học sinh nhầm giống nhau (đấy là không kể 18 em còn lại là do nhà trường khảo sát sau khi sự việc đã ầm ĩ trên báo). Nhưng riêng cái sai này tôi không thấy lạ, bởi dù cô nguyên là học sinh chuyên văn, tốt nghiệp Đại học Sư Phạm loại giỏi, đã có bằng thạc sĩ với điểm 10/10... thì việc nhầm lẫn trên vẫn có thể xẩy ra lắm chứ. Bởi có thể đã từ lâu, bài thơ trên đã không nằm trong chương trình chính khóa, khi học đại học, làm thạc sĩ, người ta chỉ học tầm vĩ mô, ai lại đi nghiên cứu từng bài cụ thể như thế.
Đọc thêm ư? Biển học vô cùng, làm sao có thể đọc hết được. Vả lại, gần đây, khi giới thiệu danh thắng, ngoài cảnh đẹp, văn hóa vùng miền... người ta không bao giờ bỏ qua phần quảng bá cho ẩm thực nơi đó, vậy cô giáo mới 25 tuổi, nhầm lẫn chuyện đó không có gì lạ. Cái tôi lạ là hình như cách đây không lâu lắm, đã có một công trình nghiên cứu nghiêm túc khẳng định là bài thơ" Cảnh đẹp Tây Hồ" không phải là ca dao, tác giả bài thơ trên là cụ Dương Khuê. Ừ thì cho là đây mới là một phát hiện chưa được công nhận, nhưng một vấn đề đang còn chưa rõ mà cô giáo và tổ chuyên môn nhà trường vẫn cho là ca dao thì quả là liều và lạ.
2.Văn hóa nhận lỗi: Theo tôi, sở dĩ sự việc trở nên ầm ĩ chính là do cô giáo và trường Lômônôxốp chưa có văn hóa nhận lỗi. Khi sự việc được tung lên báo, việc đầu tiên của giáo viên và nhà trường làm là cố thanh minh sao cho lỗi của cô nhẹ đi, nhà trường là vô can... dẫn đến những lời thanh minh đó cực kỳ vô lý mà những ai từng làm nghề - khổ nỗi số này quá nhiều- không thể chấp nhận được. Và chính vì thế dư luận thêm sôi sùng sục, đòi trắng đen phân minh.
Xin đơn cử: - Cô giáo: Khi chấm bài, tôi biết có một số em sai, nhưng không chữa vào để các em tự sửa, Lúc đó đã gần hết giờ, lớp học ồn nên có thể có một số em không nghe được, Hôm sau, do nhiều lý do nên tôi quên không kiểm tra xem các em đã chữa chưa... Có thể nói từ khi vào nghề đến nay, với tôi đã hơn 40 năm, chưa bao giờ tôi gặp một giáo viên nào khi chấm bài phát hiện lỗi sai của học sinh mà không khoanh vào hoặc gạch dưới, cũng chẳng có ai khi mình chữa bài, dưới lớp ồn mà kệ cứ nói...
- Nhà trường: Đây là bài đọc thêm, giáo viên tự đưa vào, không qua tổ chuyên môn, Giáo viên chấm cả 8 bài cho mỗi em, vì vậy dù bài này sai, nhưng do 7 bài kia làm tốt nên vẫn đạt điểm 8... Kính thưa Ban giám hiệu nhà trường, vậy việc quản lý chuyên môn của nhà trường như thế nào mà để giáo viên tùy tiện đưa bài vào giảng được, lại nữa: bài này cô chấm ngay trên lớp, có thể chỉ cho một số học sinh, lấy đâu ra thời gian mà mỗi trò cô chấm cả 8 câu được (điều này đã được khẳng định trên VnExpess ngày 15/10).
Giá như khi sự việc mới xảy ra, giáo viên và nhà trường dũng cảm nhận lỗi vì những lý do tôi đã nêu ở trên, có thể là rất đau đấy nhưng không thể khác được.
3.Phương pháp dạy học: Tôi đã rất dị ứng với "Phiếu học tập" như thế này từ lâu rồi, nhưng thật không may, nó đang trở thành bệnh dịch cho cả trường công lẫn trường tư. Vài năm gần đây, do có mấy đứa cháu gọi tôi là ông trẻ, học ở một trường tư thục (khá nổi tiếng), thế là vào cuối mỗi tuần, tôi có thêm một nhiệm vụ: giúp các cháu giải quyết đống bài tập trong cái gọi là phiếu bài tập đó.


Nghỉ được 2 ngày, các cháu phải làm phiếu bài tập của ít nhất là 3 môn Toán, Văn, Anh, mỗi môn khoảng chục bài. Là dân Toán tôi chỉ dám nói về môn này: trong khoảng chục bài đó có tới 1/3 là các thày cô lấy ở sách dành cho trường chuyên, lớp chọn, tệ hơn, tháng đầu tiên của lớp 9, môn Đại số, tôi đã phải hướng dẫn các cháu giải toán bằng cách lập hệ phương trình về chuyển động có vận tốc phụ. Hai ngày nghỉ của các cháu biến thành hai ngày đánh vật với bài.
Quay trở lại sự việc vừa xảy ra, các cháu phải làm 8 bài Văn sau 3 tiết ôn tập và cô giáo có chấm bài, thưa các nhà SP, phải chăng đây là cách dạy của thế kỉ 21: cứ làm đi, làm càng nhiều sẽ càng sáng tạo. Quả đúng vậy, các cháu đã sáng tạo ra món đặc sản mà trước đây không có.
4.Nửa Văn nửa Giáo dục Công dân: "Tiếng chuông Trấn Vũ nói lên lòng thành kính với tổ tiên". Gần đây, hình như bài văn, bài thơ nào khi dạy trong chương trình THCS cũng đều phải cõng trên mình sứ mệnh giáo dục điều gì đó về đạo đức, về chính trị, về các vấn đề xã hội... Tôi đồ rằng chưa biết chừng cái nhịp chày Yên Thái giã cây dó để làm giấy có khi lại được hiểu là tiếng chày giã gạo, nói lên tinh thần lao động cần cù của dân tộc, thậm chí lại được liên hệ với "Gạo đem vào giã bao đau đớn" rèn luyện mình. Cái kiểu dạy như thế làm cho một giờ tìm hiểu văn bản của môn Văn na ná môn Giáo dục Công dân, học sinh chẳng còn cảm hứng với môn học.
5.Quyền lực nhà báo và hội chứng đám đông: Sự việc được đưa lên báo, ban đầu là dư luận "đánh" hội đồng cô giáo, ào ào như sôi, người người xỉ vả, mỉa mai, lăng mạ, giễu cợt, báo chí trích dẫn, cắt gọt các lời phát biểu... đến khi cô gục ngã, phải vào viện, một loạt bài an ủi, động viên, khích lệ, khen ngợi... Đáng sợ thay và cũng ghê rợn thay. Thôi thì:
Một mình ta đến tìm ta,
Nhâm nhi chén rượu, canh gà Thọ Xương.
Tàn canh còn lại nỗi buồn,
Nhân tình thế thái...mặt gương mờ dần
Chọn nghề chót đã dấn thân
Xin đành giữ lại chữ CHÂN cho mình.

.....................!!!
                                                                                                                                                                   hht.
zwani.com myspace graphic comments
-----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét